Kỹ thuật thể thao Môn cưỡi ngựa

Làm quen ngựa

Làm thân với với ngựa sẽ giúp cho việc cưỡi ngựa được dễ dàng

Để thực hiện được kỹ thuật cưỡi ngựa, cần chuẩn bị ngựa cưỡi, hiện nay có 4 loại giống ngựa chính như giống như Saddlebred Mỹ, Missouri Fox Trotter, Paso Fino đã được lai tạo để phục vụ cho việc cưỡi, chở người đi dạo, tốt nhất khi vừa mới bắt đầu nên chọn giống ngựa nào dịu dàng và hiền. Chọn loại ngựa mà nài muốn, hiện có rất nhiều loại ngựa khác nhau, có một vài trong số các loại phổ biến nhất:

  • Ngựa yên Mỹ (Saddlebred) là giống ngựa của Mỹ, nổi tiếng với sự hiện diện đầy phong cách và sự dịu dàng.
  • Ngựa Missouri (Missouri Fox Trotter) là giống ngựa của Mỹ, được biết đến với sức chịu đựng của nó, hữu ích cho việc kéo xe hoặc sử dụng ở trang trại.
  • Ngựa Tennessee (Tennessee Walker) là giống ngựa của Mỹ, chuyên dùng để cưỡi đi dạo (bách bộ), chúng có một phong cách hào nhoáng, nhưng định vị điềm tĩnh.
  • Ngựa Paso Fino là giống ngựa ở Nam Mỹ, đây là giống ngựa ược ưu tiên cho các chương trình biểu diễn hoặc cưỡi ngựa của các cao bồi Nam Mỹ (gaucho).
  • Ở Việt Nam có quần thể ngựa Đà Lạt được lai tạo từ ngựa nội địa phương của người Lạch vùng cao nguyên và các giống ngựa ngoại nhập, đây là những con ngựa tính tình thuần hiền, ít trở chứng, nên được chọn làm ngựa cưỡi chở du khách để đi dạo hoặc chụp ảnh.

Việc đơn giản nhất trong cách cưỡi ngựa là làm quen với chú ngựa sẽ cưỡi, nếu không làm quen với chúng sẽ không thể khởi đầu hoàn hảo. Yêu cầu đầu tiên là hãy chào hỏi, trò chuyện với chú ngựa mà mình sẽ cưỡi. Ngựa là loài vật nhạy cảm và thông minh. Những bước làm quen ban đầu này sẽ giúp việc tập luyện sau đó thuận tiện hơn. Chỉ từ từng bước nhỏ để gây ấn tượng với chú ngựa sẽ cưỡi nên vuốt ve nó, làm quen và kết thân với chúng, cần phải nhìn vào mắt nó, kèm theo đó là nói những lời ngọt ngào vỗ về.

Nhưng vuốt ve và dành cho chú những cái ôm là chưa đủ mà cần phải tiếp xúc gần gũi với ngựa hơn nữa để chú ngựa nghe lời vì kỹ thuật cưỡi ngựa đòi hỏi phải có những sự tương tác tới chú ngựa, sau đó là hãy thể hiện mình là người tôn trọng nó, đừng dục dã con vật, đừng đánh nó, hoặc làm nó sợ với những hành động quá khích như đấm, đá, đạp vì đôi khi con vật sợ sẽ đột ngột chạy hoặc có những hành động theo bản năng hoàn toàn có thể làm bị bất ngờ và gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ở châu Âu học viên sẽ tự tay làm vệ sinh cho ngựa trước khi cưỡi. Ở châu Á còn lưu truyền mẹo làm quen với ngựa khi nài ngựa tự mình dọn chuồng ngựa, thậm chí có người còn trét phân ngựa lên người để chúng tưởng là đồng loại.

Việc làm quen với ngựa rất quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong việc thành bại của cuộc đua, nếu không hiểu tính cách của con ngựa mình cưỡi nên rủi ro xảy ra là không hiếm. Các kỵ sĩ chuyên nghiệp đều dễ dàng tiếp xúc với con vật trung thành bằng nhiều phương pháp, ngoài việc vuốt ve chóp lông mao con ngựa, kỵ sĩ phải trực tiếp cho ăn, tiếp xúc thường xuyên với tuấn mã để phát hiện ra tính cách cũng như khả năng riêng biệt của ngựa. Tuy nhiên, có những kỵ sĩ dù nắm vững kỹ thuật đến mấy vẫn có thể bị ngựa đá gãy xương sườn, gãy chân, cắn đứt tay do một số con ngựa hay trở chứng khó đoán trước.

Trang bị, khởi động

Môn thể thao cưỡi ngựa yêu cầu học viên phải đội nón bảo hiểm

Để tham gia môn thể thao quý tộc này một cách an toàn lành mạnh thì cần trang bị đầy đủ kiến thức. Đặc biệt là những kiến thức về đồ bảo hộ, cách điều khiển ngựa sao cho an toàn. Trước khi vào sân tập, học viên phải đội mũ bảo hiểm, mang giày. Theo quy định của môn thể này thì trước khi tham gia cưỡi ngựa cần chuẩn bị mũ bảo hiểm, quần áo gọn gàng, một đôi giày thể thao chắc chắn và một chiếc mũ bảo hiểm. Giày phải mang trước một cách chỉnh tề, phần giây giày phải buộc thật chặt.

Cần trang bị những vật dụng bảo hộ cần thiết khi tham gia cưỡi ngựa đặc biệt là mũ bảo hộ. Sau các bài khởi động, học viên mới được tự tay mình điều khiển ngựa chạy. Trước khi vào sân tập, học viên phải đội mũ bảo hiểm, mang giày. Cũng nên chuẩn bị các trang thiết bị bảo vệ như mũ bảo hiểm, giày bảo hộ, hoặc là nệm bảo vệ khủy tay và khủy chân. Người cưỡi phải đội mũ bảo hiểm, chân mang giày thể thao ngồi trên lưng ngựa, chiếc mũ bảo hiểm sẽ giúp bảo vệ đầu nài khi ngã ngựa.

Ngoài ra, cần phải khởi động với các bài tập cơ bản để tránh xảy ra chấn thương. hướng dẫn khởi động tay, đầu, cổ nhằm tránh các chấn thương có thể xảy ra trong quá trình tập luyện. Các học viên sẽ bắt đầu từ những bài học đầu tiên như đi bộ, đi nước kiệu, đến những động tác khó hơn như chạy vòng tròn, phi nước đại. Họ sẽ khởi động ngay trên lưng ngựa khi đang di chuyển bởi đó là cách để luyện sự thăng bằng. Đồng thời trên yên ngựa mọi người khởi động tay, đầu, cổ, vai, hông nhằm tránh các chấn thương có thể xảy ra trong quá trình tập luyện. Việc khởi động mất khá nhiều thời gian.

Trước khi tập, học viên phải thực hiện các động tác khởi động trên lưng ngựa: xoay tay, vai, cổ, đồng thời, các học viên cũng được học phản xạ các tư thế ngã để hạn chế chấn thương, đó là các bài tập khởi động tay chân như Jump Jacks, Butt Kickers, giãn cơ, xoay khớp hán, những bài tập này sẽ giúp cơ thể được thoải mái, tinh thần tỉnh táo và hạn chế bị nhồi máu cơ tim. Các học viên được nài ngựa dắt một vài vòng quanh sân, những chú ngựa được thắng yên chắc chắn vào sân và họ sẽ ở cạnh học viên trong suốt buổi học để giữ cương và giữ thăng bằng.

Mỗi học viên tự vào chuồng chọn cho mình một con ngựa ưng ý rồi tự đóng yên cương, được huấn luyện viên hướng dẫn cách dùng dây cương và các động tác để điều khiển ngựa rẽ trái, rẽ phải, dừng lại. Một số con ngựa cao, do đó nài ngựa có thể cần phải mua một yên xe với một sưng cao ở phía trước. Nó có thể rất khó chịu đối với bất kỳ con ngựa nào để mặc yên ngựa không phù hợp. Đặt yên nhẹ về phía trước trên vai, sau đó để cho nó trượt cho đến khi nó đến một điểm dừng tự nhiên, nếu nó cho thấy khó chịu, điều chỉnh yên, cần có một cái trùm đầu (headstall) phù hợp và vừa vặn cho chú ngựa, nên chọn thiết bị thoải mái nhất cho ngựa.

Tương tác khi cưỡi

Một nữ nghệ sĩ trình diễn đang tương tác với ngựa

Cưỡi ngựa còn là một môn thể thao, đòi hỏi người tham gia phải biết tương tác với con vật. Người chơi môn thể thao này cần phải học nhiều điều như từ cách ngồi thoải mái trên lưng ngựa cho đến việc phải hiểu được tính nết của ngựa để điều khiển nó theo ý mình, sự tương tác với loài ngựa giúp người cưỡi ngựa biết cách ứng xử bình tĩnh và kiểm soát tình huống tốt hơn. Khi đã bắt đầu ngồi trên lưng ngựa, nên thận trọng, không được nổi nóng với con ngựa mà mình đang cưỡi. Trong cách cưỡi ngựa có đề cập đến, nên tránh không được đụng đến điều này, hãy là người cưỡi ngựa khôn ngoan, biết rõ giới hạn của từng loài và không được đi quá ra giới hạn đó.

Khi hô ngựa, cần hô lớn tiếng, rõ ràng và dứt khoát. Cách cưỡi ngựa đã chỉ ra rất rõ điều này, không được bé mồm, hô hào lí nhí sẽ khiến không điều khiển và làm chủ được chú ngựa của mình. Hơn nữa, việc hô ngựa to cũng giúp bình tĩnh điều khiển ngựa. Sử dụng các tín hiệu lời nói đơn giản để sao lưu các dấu hiệu vật lý, chẵng hạn nài ngựa có thể khuyến khích con ngựa di chuyển và dừng lại bằng cách nói, "đi bộ", "whoa" hoặc "ho". Hãy nhất quán trong việc đưa ra các chỉ dẫn bằng lời nói, cũng nên khuyến khích và hỗ trợ tích cực khi con ngựa đi theo một hướng, có thể nói "ngựa ngoan" (good boy) hoặc chà cổ nó. Người Trung Quốc khi thúc ngựa thường phát âm như Cha!cha!.

Tư thế cưỡi ngựa

Một tư thế cưỡi ngựa chuẩn của nài ngựa với hai tay nắm chặt dây cương nhưng không siết chặt, chân thả lỏng và tư thế thẳng lưng để giữ thăng bằng và kiểm soát trọng tâm

Khi trèo lên mình con ngựa, cũng cần có một kỹ thuật thực hiện chắc chắn, cần đứng bên cạnh con ngựa rồi giữ lấy phần dây cương trong tay trái của mình. Sau đó đặt chân trái lên phần bàn đạp ở yên ngựa rồi đạp xoay chân phải để trèo lên, khi trèo lên, cần hạ mình xuống phần yên nhẹ nhàng để ngựa tránh giật mình. Thông thường có nhiều người lần đầu thực hiện cách cưỡi ngựa thường kẹp chân mình bên hông ngựa (kẹp hông). Tuy nhiên điều này lại hoàn toàn sai lệch vì chúng sẽ ảnh hưởng đến việc điều khiển ngựa.

Tốt nhất nên nhẹ nhàng để chân chạm vào mặt bên thân của ngựa. Cùng lúc đó, phần đầu gối phải tạo góc cong và gót chân thì thấp hơn ngón chân. Chân nên nhẹ nhàng chạm vào mặt bên của con ngựa trong khi đầu gối bị cong và gót chân thấp hơn ngón chân. Ngồi thẳng với vai, hông và gót chân. Điều này sẽ phân phối đồng đều trọng lượng của nài, giúp con ngựa mang chủ dễ dàng hơn, có thể tưởng tượng một đường thẳng chạy từ tai, vai, hông và gót chân tạo thành một trục dọc giữ cho xương sống được thẳng.

Giữ lưng thoải mái, trong khi lưng nên thẳng, hãy chắc chắn không để cột sống bị cong hoặc vẹo, lệch đi khi cưỡi. Cột sống cong sẽ làm người cưỡi sẽ ngồi quá xa về phía trước. Cột sống cong có thể dẫn đến sức căng tổng thể. Sử dụng cơ vùng chậu để gợi ý một hướng đến con ngựa. Lái khung xương chậu về phía trước hoặc phía sau để khuyến khích con ngựa theo những hướng đó. Phát triển các tín hiệu này sẽ mất thời gian và thực hành, sau đó, người cưỡi ngựa cần tiếp tục làm việc với con ngựa để tạo ra phương pháp hướng dẫn trực quan này để đảm bảo thực hiện đúng tư thế cưỡi ngựa an toàn, đúng kỹ thuật.

Điều kiển ngựa

Khi mới bắt đầu, nên đi chậm, đừng vội dùng ngựa chạy nhanh. Cách cưỡi ngựa đã nêu những điểm này vô cùng kĩ càng, dùng gót chân thúc 2 lần vào bụng của nó, hô to tiếng đi. Tay phải ghì dây cương để con ngựa thả bộ thật chậm rãi. Mỗi khi muốn chuyển hướng hãy kéo dây cương của ngựa. Cứ thật chậm rãi từ từ, không việc gì phải vội vàng cả. Chú ý đến thái độ và bước đi của chú ngựa. Nếu muốn rẽ về một hướng mà ngựa rẽ hướng ngược lại, hãy nhớ cách cưỡi ngựa. Nó có nhắc rằng cần phải ghì mạnh dây cương về hướng ngược lại.

Một pha xử lý có độ khó của nữ cao bồi trong một phần thi với yêu cầu thắng gấp trong khúc ngoặt

Nếu con ngựa có cứng đầu. Hãy ghì dây cương mạnh mẽ và dứt khoát. Hãy cho chú ngựa biết rằng ai mới là chủ thật sự của nó. Hãy giật dây cương về phía mình và thúc hai gót chân vào bụng ngựa, làm thật dứt khoát. Chú ngựa sẽ đi chậm, trong trường hợp chú ngựa không đi, có nhiều khả năng là đã làm sai lệnh và nếu như thế phải kiểm tra lại. Khi đã thuần thục hơn những động tác đi bộ. Hãy chuyển sang động tác chạy nhanh ở ngựa tức là thúc đi nhanh và phi.

Cách cưỡi ngựa đã nêu rất rõ, vẫn làm những động tác giống với đi bộ, chỉ khác là cần phải thúc nhanh hơn. Đợi cho đến bao giờ chú ngựa chịu chạy thì từ từ và tăng tốc từng chút một. Nếu chú ngựa chạy nhanh quá lại dễ mất quán tính và ngửa người về sau. Cho dù đang cho ngựa chạy nhanh hay chậm, cần phải nhớ quy tắc này trong kỹ thuật cưỡi ngựa. Đó là luôn cầm chắc dây cương, không được phép lơ là. Việc phi ngựa cần phải dật thật mạnh dây cương và phải giữ thật chắc, không bao giờ được cầm vào cục yên nhô lên ở giữa.

Giống với đi chậm, làm khẩu lệnh và động lệnh tương tự. Chỉ khác một điều là hãy thúc nhanh hơn, cho đến khi chú ngựa chịu chạy thì thôi. Khi phát triển kỹ thuật thành thục thì mới nên thực hiện các động tác khó như rạp người, nhoài người. Ngựa càng phi nhanh, càng phải làm chủ tốt, làm chủ cảm giác sợ hãi của bản thân khi lao đi trong gió, làm chủ các động tác để điều khiển một con vật to lớn hơn mình. Hãy là một người mạnh mẽ và làm chủ được mọi tình huống.

Ngoài các kỹ thuật cưỡi ngựa như trên thì việc chú ý đến dây cương cũng là điều quan trọng, hãy chắc chắn không kéo dây cương quá chặt và hãy để hơi lỏng một tí sẽ dễ dàng gửi được tín hiệu đến con ngựa của mình. Giữ chặt dây cương, nhưng không kéo. Điều này cho phép con ngựa biết rằng chủ nó đang ở đó và chắc chắn không kéo chặt dây cương, con ngựa sẽ cần không gian để di chuyển đầu của nó.

Ngồi trên lưng ngựa, kỵ sĩ phải nắm vững tất cả kỹ thuật khi đua như cách bẻ cua, ôm cua, ghìm cương, lấy đà, bức tốc. Nhưng quan trọng hơn cả là phải làm cho người và ngựa "cùng nhịp" với nhau. Việc hướng dẫn ngựa bằng cơ thể chính là kỹ thuật điều khiển ngựa khi vào góc cua, để thực hiện kỹ thuật này cần sử dụng phần cơ vùng chậu để gợi ý hướng chạy, hãy lái khung xương chậu về phía trước hoặc là phía sau để khuyến khích ngựa, với tín hiệu này hoàn toàn có thể điều khiển ngựa dù ở khúc cua nào, vì đây chính là kỹ thuật khó.

Giữ thăng bằng

Một pha ngã ngựa, những cú ngã ngựa không phải là hiếm khi chơi môn thể thao này khi mất thăng bằng

Cưỡi ngựa là một môn thể thao có kỹ thuật khó, đòi khỏi người cưỡi phải phối hợp các động tác và phối hợp thật ăn ý với con ngựa để có thể cưỡi ngựa một cách thuần thục nhất và tránh chấn thương xảy ra do ngã ngựa. Một trong những kỹ thuật cưỡi ngựa cơ bản nhất đó là ổn định trọng tâm. Ngồi trên lưng ngựa với tư thế chính xác và trọng tâm được ổn định rất tốt cho lưng. Để làm được điều này thì người cưỡi ngựa cần phải có sức mạnh và cột sống thẳng, ngoài ra cần kiểm soát tốt tính khí của con ngựa.

Và để điều khiển được ngựa di chuyển theo ý của mình cần nhiều sức mạnh hơn và nỗ lực điều chỉnh trạng thái cơ thể nhiều hơn. Thực hiện công việc này cũng tốt cho lưng vì giúp tăng sức mạnh của toàn bộ cơ thể. Đồng thời luôn tạo cho mình một tâm thế thoải mái, vui vẻ và bớt căng thẳng vì khi ngồi không đúng cách và tâm trạng căng thẳng thì ngựa cũng căng thẳng, từ đó chúng sẽ không kiểm soát được tốc độ và có thể chạy nhanh hơn lúc ban đầu. Một người cưỡi ngựa với khả năng ổn định trọng tâm tốt sẽ tăng cường sức mạnh và cải thiện sức khỏe của lưng khi cưỡi ngựa với điều kiện không bị ngã ngựa.

Kỹ thuật cưỡi ngựa tiếp theo cần nắm bắt dù ở điều kiện nào chính là ngồi thăng bằng. Nếu không biết ngồi như thế nào cho đúng thì rất khó liên lạc với ngựa, ngựa sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi mang vác nài ngựa trên lưng, hãy ngồi thẳng tạo một góc 90 độ và gót chân ở bàn đạp, khi cảm thấy khó nhận biết thì có thể tưởng tượng đang có một đường thẳng sau lưng sẽ giúp cơ thể phân phối được trọng lượng đều hơn. Bên cạnh đó, khi cưỡi ngựa nên hế để cột sống bị cong điều này giúp tránh việc ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là các di chứng, biến chứng về sau.

Một người cưỡi ngựa không có khả năng ổn định trọng tâm và thực hiện tư thế cưỡi ngựa tốt sẽ khó có thể cải thiện sức khỏe cho lưng của người cưỡi ngựa (nài ngựa, kỵ mã, chủ ngựa). Điều này chỉ có thể thay đổi khi mà trước tiên họ được hướng dẫn cách ổn định trọng tâm và sau đó áp dụng kiến thức này khi ngồi trên yên ngựa, có thể sử dụng dây thắt lưng hỗ trợ lưng để có thể giảm tác động lên khớp xương thắt lưng trong quá trình hoạt động trên lưng ngựa. Điều khiển ngựa chạy một cách thông minh và chính xác là chìa khóa để giảm tối đa sự căng lưng trong khi cưỡi, tránh tạo ra những di chứng khi cưỡi ngựa.

Bài tập cho trẻ

Một bạn trẻ đang cưỡi ngựa thực hiện động tác khó trong một trò chơi

Đối với trẻ em, bài học là những trò chơi kết hợp các biện pháp giữ thăng bằng nhắm mắt, dang tay ngồi trên lưng ngựa, đứng, nằm trên lưng ngựa. Các bài tập cơ bản như cầm cương, giữ ngựa thăng bằng, điều khiển ngựa rẽ phải, rẽ trái. Khi mới tập, khó nhất là động tác giữ thăng bằng trên lưng ngựa. Tập quen thì động tác xoay người 360 độ trên yên ngựa là kỹ thuật khó nhất đối với người học. Nói chung, những bài tập làm quen ngựa, dắt ngựa, khởi động cá nhân và trèo lên ngựa là những bài tập cơ bản trước khi tiếp cận với những kỹ thuật khó hơn

Sau khi những bài tập, động tác cưỡi ngựa mang tính cơ bản đã được rèn luyện và những học viên là trẻ em đã thực hiện thuần thục các tư thế và cách điều khiển ngựa, từng nhóm từ 1 đến 2 học viên sẽ điều khiển ngựa theo hiệu lệnh của huấn luyện viên như: cho ngựa đi nước kiệu, đi vòng tròn, đi thẳng. Mỗi tuần các học viên đều phải thay ngựa cưỡi để tập tiến bộ vì mỗi con ngựa là một cá tính khác nhau. Thỉnh thoảng các em bày tỏ sự yêu mến với chú ngựa của mình bằng cách khom người xuống vỗ nhè nhẹ vào mình ngựa để gia tăng sự tương tác với ngựa. Ở trình độ nâng cao, các học viên được học các động tác khó như nhảy rào, vượt chướng ngại vật.

Các học viên ngồi trên lưng ngựa tập trung thực hiện những động tác hết sức nhịp nhàng, đẹp mắt, khi thì uốn cong người ra phía sau, lúc thì đưa hai đầu gối lên cao tì chân vào mình ngựa, cho ngựa phi nhanh, chạy vòng tròn. Các động tác được thực hiện dứt khoát theo nhịp hô của huấn luyện viên. Một bài tập cưỡi ngựa được hướng dẫn kéo dài 45 phút, đồng thời đã cưỡi ngựa là phải bị té nhiều lần. Những cú ngã ngựa là chuyện thường xảy ra trong mỗi buổi tập, do đó yêu cầu rất cao là khi cưỡi ngựa trẻ em phải được trang bị đồ bảo hộ. Một huấn luyện viên ngựa nhận xét hóm hỉnh rằng khi so sánh thì các học viên người Việt khi ngã ngựa một cách “té khéo” vì họ đã quen ngồi xe gắn máy, trong khi các học viên nước ngoài té cái bịch như bao khoai.